ad

 

Lê Đại Hồng Quân Lê Đại Hồng Quân Author
Title: Ngành công nghệ thông tin: nhu cầu tuyển dụng cao?
Author: Lê Đại Hồng Quân
Rating 5 of 5 Des:
Học gì để không thất nghiệp? Ngành công nghệ thông tin: nhu cầu tuyển dụng cao ?         Công nghệ thông tin đi vào đời sống       Ng...
Học gì để không thất nghiệp?
Ngành công nghệ thông tin: nhu cầu tuyển dụng cao?
       Công nghệ thông tin đi vào đời sống
      Ngày nay, hầu như ngành nghề, lĩnh vực hay hoạt động nào trong xã hội hiện đại cũng cần tới sự góp mặt của Công nghệ thông tin (CNTT). Điều gì khiến CNTT trở nên quan trọng? 

Đó chính là nhu cầu đối với sản phẩm của ngành này vô cùng lớn và ngày càng tăng. Bất cứ đâu cũng có thể thấy sự hiện diện của CNTT, có thể là chiếc điện thoại đang dùng với rất nhiều phần mềm được cài sẵn bên trong, hoặc mỗi khi đi rút tiền ở ATM, chắc không thể hình dung được rằng toàn bộ hệ thống ngân hàng sẽ ngừng hoạt động và vô cùng hỗn loạn nếu hệ thống phần mềm gặp sự cố v..v. Cứ như vậy, từ ngân hàng, tới hàng không, từ viễn thông tới cả những lĩnh vực như an ninh quốc phòng, ở đâu ứng dụng của CNTT cũng vô cùng quan trọng. Vì vậy, để vận hành, phát triển các hệ thống và các ứng dụng công nghệ thông tin, đòi hỏi một nguồn nhân lực rất lớn và vẫn còn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.


  “Khát” nhân lực
      Theo thống kê của Bộ Thông tin và &Truyền thông, hiện nay nguồn nhân lực CNTT tại các doanh nghiệp đang thiếu trầm trọng, nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vựcCNTTlà khoảng 250.000 lao động. Theo hướng quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2020, Việt Nam cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực CNTT. Những con số trên cho thấy nhu cầu, cơn khát nhân lực trong ngànhCNTT dường như vẫn chưa hề giảm sút. Còn theo Bộ Thông tin và Truyền thông, nhu cầu nhân lực CNTT mỗi năm tăng 13%. Bên cạnh công nghệ phần cứng, phần mềm hay mạng máy tính quen thuộc lâu nay, thị trường ngành này thay đổi hằng năm với sự góp mặt và phát triển nhanh ở các lĩnh vực như: tích hợp hệ thống, công nghệ di động, thương mại điện tử, game... Hiện nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong ngành rất rộng mở, trong đó có nhiều vị trí “khát” trầm trọng như: lập trình di động, điện toán đám mây, quản trị mạng, chuyên gia bảo mật và an ninh mạng...

      Học ngành CNTT không lo thất nghiệp
      Khủng hoảng kinh tế trong những năm vừa qua đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam trải qua những khó khăn chưa từng có kể từ đất nước bước vào thời kỳ đổi mới.
      Năm 2012 đã có khoảng 54.000 doanh nghiệp giải thể cao nhất từ trước tới nay. Xu hướng này vẫn còn tiếp tục, 6 tháng đầu năm 2013 số doanh nghiệp giải thể tiếp tục tăng 12,3%. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường việc làm, nhiều người phải đối mặt với áp lực mất việc làm. Sinh viên mới ra trường vì thế khó tìm việc làm hơn rất nhiều. Trong bối cảnh đó, đối với những học sinh vừa tốt nghiệp PTTH, việc lựa chọn một ngành học  để đảm bảo cho tương lai sau này trở nên khó khăn hơn.
Nếu bạn đang bối rối về việc chọn lựa, ngành CNTT sẽ là một trong những câu trả lời tốt cho bạn. CNTT giúp bạn vượt qua khủng hoảng. Thực tế các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã chứng minh,  nhân lực ngành CNTT là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng nhất. Trong khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, trong khi các ngành  Tài chính, Bất động sản, Xây dựng ... rất nhiều người mất  việc làm, thì nhu cầu nhân lực ngành CNTT vẫn không giảm mà có xu hướng tăng. Ở thị trường lao động Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
  CNTT vô cùng thú vị

 Làm CNTT không chỉ đem đến cho bạn một tương lai vững chắc, nó còn là một công việc thú vị - luôn giúp bạn cập nhật những điều mới mẻ nhất, luôn giúp bạn vươn lên. Đúng là ngành CNTT không còn là một ngành mới mẻ,  nhưng những sản phẩm CNTT luôn luôn mới và làm thay đổi cuộc sống của chúng ta vô cùng nhanh.
  Ngành CNTT thực sự là một sự lựa chọn ngành nghề rất tốt cho con đường tương lai của các bạn trẻ. Dù trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng, rơi vào khó khăn, các ngành nghề khác đang đi xuống nhưng ngành CNTT vẫn có những tăng trưởng đáng kể. Điều đó càng khẳng định, nếu các bạn trẻ có định hướng và đam mê theo đuổi ngành CNTT thì các bạn hãy tự tin rằng mình có đủ sáng tạo , kiên trì và nghị lực để bước vào thế giới CNTT và vững bước trên con đường mình đã chọn. Ngành CNTT sẽ còn có nhiều cơ hội phát triển vượt bậc hơn trong những năm sắp tới. Chỉ là các bạn đã dám bước qua chính mình để tự khẳng định và tự mở ra tương lai cho chính mình hay chưa?

      Hiện thực hoá ước mơ từ giảng đường Trường Đại học Đông Đô
      Với mục tiêu đào tạo theo nhu cầu, khoa CNTT Trường Đại Đông Đô hỗ trợ sinh viên từ lúc nhập học đến khi ra trường đảm bảo đầy đủ các kĩ năng cơ bản để làm việc tại doanh nghiệp, mục tiêu đào tạo chính cho từng hệ bậc rất rõ ràng. Chương trình đào tạo ở từng hệ bậc hỗ trợ sinh viên rất lớn ở kĩ năng nghề nghiệp sau khi ra trường (đi làm ngay) hoặc làm kỹ sư cầu nối việt nam và nhật bản hoặc tham gia thị trường lao động nhật bản. Sinh viên được học trên phòng máy mới nhất, ngoài ra được nhà trường hỗ trợ liên kết doanh nghiệp để kiến tập, giao lưu doanh nghiệp, đặc biệt sinh viên được tạo điều kiện làm thêm được hưởng lương (part-time, full-time) tại các doanh nghiệp có nhu cầu CNTT trên toàn thành phố, tạo điều kiện vừa nắm vững lý thuyết vừa thành thạo thực hành. Đây là môi trường học tập tích cực và liên tục đổi mới, lấy sinh viên là mục tiêu đào tạo phù hợp. Khoa CNTT được trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ học tập: phòng thực hành máy tính hiện dại và tiên tiến. Khoa đào tạo kỹ sư CNTT theo các chuyên ngành: Công nghệ phần mềm, Hệ thống thông tin và Mạng máy tính và truyền thông, Thương mại điện tử. Đã có Rất nhiều kỹ sư CNTT tốt nghiệp ra trường và hầu hết đã có việc làm ổn định.
      Đặc biệt, đội ngũ giảng viên là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực CNTT nhiều tâm huyết, áp dụng phương pháp giảng dạy theo mô hình tương tác hai chiều, giúp tối ưu hóa khả năng tiếp thu kiến thức và phát huy tư duy sáng tạo của sinh viên. Khoa luôn chủ động đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng từng bước nâng cao khả năng tự học và ý thức chủ động trong học tập của sinh viên, khuyến khích tư duy độc lập cũng như phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm.

About Author

Advertisement

Đăng nhận xét

 
Top