ad

 

Lê Đại Hồng Quân Lê Đại Hồng Quân Author
Title: 5 căn bệnh cần tránh khi bạn học tại khoa công nghệ thông tin
Author: Lê Đại Hồng Quân
Rating 5 of 5 Des:
Học tập ở khoa CNTT không phải là việc dễ dàng. Nếu không cẩn thận, bạn dễ mắc phải các căn bệnh sau đây: Bệnh than Đây không phải là...
Học tập ở khoa CNTT không phải là việc dễ dàng. Nếu không cẩn thận, bạn dễ mắc phải
các căn bệnh sau đây:

Bệnh than

Đây không phải là căn bệnh từng gieo rắc kinh hoàng cho nước Mỹ, mà là bệnh than thở. Hầu như mọi sinh viên ở khoa CNTT đều mắc bệnh này. Hãy nghe họ than thở những gì:
Than rằng học ở đây chán quá, khó quá, không thiết thực quá. Nhưng họ lại không trả lời được giảng dạy thế nào để họ không chán, không khó, thiết thực hơn. Họ lại thường so sánh với các trường ngoài, trung tâm bên ngoài, và cả nước ngoài. Vậy thì tại sao họ lại ở đây nhỉ?
5 căn bệnh cần tránh khi bạn học tại khoa công nghệ thông tin
5 căn bệnh phổ biên học cntt

Than rằng học mấy năm rồi mà thấy chẳng tiến bộ.


Than rằng không biết làm gì khi ra trường. Thế thì họ đã làm những gì khi ở trong trường?
Họ than thở những điều trên từ học kỳ này sang học kỳ khác. Thế hệ sinh viên này đến thế hệ sinh viên khác cũng than thở như vậy.

Bệnh nhát

Thường thì sinh viên than thở về một môn học nào đó thì cũng sẽ gặp ngay môn đó. Chẳng hạn, than rằng phần cứng rất “oải” thì y như rằng sẽ gặp đồ án phần cứng. Lúc này thì bệnh than biến chứng trở thành bệnh nhát.

Mắc bệnh nhát thì không dám làm điều gì đang ở ngay trước mắt. Không làm nghĩa là chết, những vẫn không dám làm. Có thể nói, họ thà chết chứ không chịu hy sinh. Chẳng hạn, vừa nghe nói môn học X này là môn “sát thủ” , họ đã buông súng ngay từ tuần lễ đầu tiên của học kỳ. Thế là rớt, họ lại truyền đạt điều trên cho các đàn em yếu bóng vía, và thật tội nghiệp những em này. Bệnh này lây rất nhanh.

Hoặc, có quá nhiều lựa chọn nên cũng không dám chọn và làm một cái nào. Cuối cùng thì loay hoay mãi không biết mình nên chuyên phần cứng hay phần mềm, nên học C++ hay Java. Nếu họ chịu làm điều gì đó thì dù chưa chọn được đúng ý mình, trong trường hợp xấu nhất họ cũng biết được rằng mình không phù hợp với phần cứng, cũng không phù hợp với C++. Bây giờ thì còn Java để thử tiếp.

Bệnh hời hợt

Nhưng nếu bị buộc phải chọn lựa do hoàn cảnh thúc ép, họ sẽ làm một cách hời hợt. Chẳng hạn, nhận phải một đồ án xương xẩu, họ nghĩ thôi thì làm qua loa cho xong rồi học kỳ sau sẽ tìm được cái ngon hơn. Ai chắc rằng sẽ có cái ngon hơn, hay lại phải gặp cái mà họ cứ cho rằng là xương xẩu? Làm qua loa thì mãi sẽ không bao giờ thoát được cái vòng luẩn quẩn đó, nó còn tước mất cơ hội để mình thấy được điều đó thật ra cũng không xưởng xẩu như đã nghĩ.
Bệnh hời hợt ngăn cản ta đạt đến đỉnh cao trong một môn học nào đó. Nếu học một môn học mà việc kết quả cao, thấp, đậu, rớt, chương trình học, bài tập lớn không làm bạn có bất kỳ cảm xúc nào, chỉ đơn giản là đã qua được nó, thì bạn đã đánh mất một cơ hội của mình. Cần nhớ rằng, giáo trình học, giảng viên môn học đó có thể chưa làm bạn hài lòng, nhưng bản thân môn học đó là thực sự cần thiết. Học hời hợt chỉ vì không hợp với giảng viên, điều đó có nên hay không?

Bệnh la lối

Bệnh này thường xuất phát từ bệnh hời hợt, nó cũng tương tự như bệnh than nhưng sự bộc phát rất dữ dội. Sau khi loay hoay mãi trong cái vòng luẩn quẩn trên, họ kết tội cái đồ án đã làm hại họ, bộ môn này đã kìm hãm họ, nhà trường đã không tạo môi trường thuận lợi cho họ. Thế mà, họ không nhìn xem những người khác đã làm gì để không rơi vào tình trạng như họ, hoặc những người khác đã làm gì để vượt qua tình trạng đó.
Bệnh la lối là nguy hiểm nhất. Nó hủy hoại người bệnh một cách tàn khốc. Bệnh này cũng khó chữa nhất, nhất là khi nó đã vào thời kỳ cuối.

Bệnh lười

Bệnh này là nguồn gốc gây ra 4 căn bệnh đã kể trên. Lười biếng tức là đã tự đặt mình vào tình thế bị động.
Không thường xuyên làm bài tập sẽ làm cho kết quả thi thấp, thậm chí bị rớt.
Không chịu đọc sách, không chịu mày mò sẽ làm cho kiến thức nghèo nàn đi.
Và thế là mắc phải bệnh than. Cũng vì lười biếng mà bệnh than chuyển thành bệnh nhát, rồi bệnh hời hợt, rồi bệnh la lối. Bệnh lười lại dễ lây nhất. Mình lười biếng sẽ làm cho bạn của mình bị ảnh hưởng theo. Bạn mình siêng năng thì mình cũng siêng năng hơn.
Tránh xa những căn bệnh trên
Thường xuyên tự chuẩn đoán để biết mình đang mắc phải bệnh gì, rồi tìm cách chữa trị chúng. Nhưng nguyên tắc quan trọng là: phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để phòng bệnh, hãy làm như sau:
Luôn suy nghĩ tích cực, đồng thời chuẩn bị những điều bất lợi sắp tới.
Khi chúng đến, đánh giá chúng.
Chấp nhận chúng.
Suy nghĩ tích cực để có thể “hưởng thụ” chúng.
Và tiếp tục như vậy.
Bạn cần có một kế hoạch ngay từ đầu
Việc học tập được hoạch định và tổ chức tốt sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong suốt thời gian ở khoa CNTT. Cụ thể, bạn cần xây dựng cho mình một kế hoạch học tập, trong đó trình bày những mục tiêu mà bạn phấn đấu đạt được, khả năng của bạn, những việc mà bạn cần làm và thời gian dành cho chúng.
Bản kế hoạch này sẽ giúp bạn có phương hướng rõ ràng trong học tập. Nó chỉ cho bạn biết những thứ bạn cần học ở thời điểm hiện tại, điều gì chưa cần quan tâm ngay vào lúc này, nó còn đưa bạn vào một khuôn khổ để bạn chuyên cần hơn. Thiếu bản kế hoạch, bạn dễ bị rơi vào tình trạng hoang mang, chẳng biết học gì, làm gì ở khoa CNTT.
Đối với những sinh viên có tổ chức, học kỳ bắt đầu từ thời điểm trước đó khoảng hai tuần. Đây là thời điểm họ xây dựng kế hoạch cho học kỳ sắp tới. Ngược lại, đối với những sinh viên chưa có tổ chức, học kỳ mới bắt đầu từ tuần thứ hai hay thứ ba trở đi, thậm chí là tuần thứ bảy (tức là tuần trước khi thi giữa kỳ). Họ không có kế hoạch cho từng môn, để rồi hằng tuần cứ đến lớp rồi về nhà mà không ôn luyện gì cả. Đến lúc gần thi thì mới vắt giò lên cổ mà chạy. Thường thì lúc đó đã quá trễ, kể cả với những người vốn được đánh giá là thông minh nhất, nhưng một người không có tổ chức thì làm sao có thể gọi là thông minh nhỉ?
Kế hoạch và tiến trình công việc phải song hành
Nguyên tắc cơ bản để lập kế hoạch học tập là các bản kế hoạch của bạn phải phản ánh đúng với hoàn cảnh của bạn, có như thế thì chúng mới mang tính khả thi. Một bản kế hoạch đầy đủ chi tiết, cố định ngay từ đầu, rồi bạn phải theo đó mà làm cho đến hết là không phù hợp với hoàn cảnh học tập của sinh viên. Chúng ta chưa đủ khả năng và kinh nghiệm để làm điều này.
Thay vì vậy, bản kế hoạch chỉ nên bắt đầu với những việc chắc chắn, mà theo đó bạn có thể thực hiện ngay và thực hiện một cách trọn vẹn. Sau đó, dựa vào những gì bạn đã làm, bạn sẽ điều chỉnh và bổ sung lại bản kế hoạch. Tóm lại, có Kế hoạch cũng cần được ghi lại trên giấy, hoặc soạn thảo bằng máy vi tính. Thậm chí, nếu bạn biết dùng Microsoft Project thì càng tốt. Nếu chỉ xác định trong đầu, bạn sẽ quên kế hoạch của mình vào một lúc nào đó, và sẽ không có cơ sở để đánh giá lại những gì mình đã làm. Ngoài ra, việc ngồi xuống, phác thảo ra bản kế hoạch của mình sẽ mang lại cho bạn niềm hưng phấn để bắt đầu với công việc mới.hai quá trình song song ở đây.
Nhưng cẩn thận, đừng dành quá nhiều thời gian chỉ để viết kế hoạch mà không làm gì cả. Phần lớn thời gian của bạn là để thực hiện những gì bạn đã hoạch địch. Đừng làm ngược lại. “Too much scheduling will kill you, if you can’t make up your mind.”
Bạn cần nhiều thông tin cụ thể hơn?
Dự định ban đầu của tôi là viết một tài liệu duy nhất để hướng dẫn các sinh viên khóa sau của mình về những kinh nghiệm học tập mà tôi biết được. Nhưng vấn đề ở chỗ nếu tôi đưa vào quá nhiều chi tiết, tài liệu này trở nên rất dài và rất khó quản lý mỗi khi cần cập nhật. Do đó, tôi quyết định chia ra làm hai tài liệu liên quan đến nhau. Đây là tài liệu thứ nhất, trong đó chỉ nêu những nguyên tắc cơ bản nhất mà mọi sinh viên đều nên biết khi vào học khoa CNTT.
Tài liệu thứ hai sẽ thú vị hơn. Nó sẽ chứa đựng những câu hỏi mà các sinh viên thường thắc mắc, kèm theo đó là những câu trả lời xác đáng nhất. Mọi sinh viên đều có thể tham gia đóng góp câu hỏi, câu trả lời vào đây. Tôi cũng mong các giảng viên cũng sẽ tham gia vào đây. Như vậy, sinh viên sẽ tìm được nơi có thể giải đáp những thắc mắc của mình, mà giảng viên cũng không phải mất thời gian trả lời một câu hỏi nhiều lần.
Trong tài liệu thứ hai, tôi cũng sẽ tham gia vào việc trình bày những kinh nghiệm cụ thể. Chẳng hạn, bài viết này chỉ nói đến những nguyên tắc chung của việc học nhóm, tự học, lập kế hoạch, còn những cách làm cụ thể sẽ đưa tôi giới thiệu trong tài liệu thứ hai. Tạm thời, tôi đặt tên tài liệu đó là: DIT – FAQs (hay Những câu hỏi thường gặp ở khoa CNTT).
Một điều nữa mà tôi cần nói rõ là tài liệu này được viết dưới góc nhìn của một sinh viên. Tất cả những khó khăn, suy nghĩ, cách giải quyết ở đây đều mang ảnh hưởng trên. Có thể bạn sẽ nghĩ: “Vậy khoa CNTT làm gì trong trường hợp này?” khi đọc qua tài liệu này. Nhưng, điều đó hoàn toàn nằm ngoài phạm vi của một sinh viên, tức là nằm ngoài phạm vi bài viết này. Chúng ta cần phải kiến nghị lên trên khi có một vấn đề bức xúc, nhưng giải quyết những kiến nghị đó không phải là trách nhiệm của chúng ta. Thay vào đó, chúng ta nên tập trung vào những gì mà một sinh viên cần làm.
Lời kết:
Tôi hy vọng bạn sẽ tìm được điều gì đó bổ ích từ tài liệu này. Dĩ nhiên, việc nén bốn năm rưỡi các kinh nghiệm của nhiều thế hệ sinh viên vào trong 20 trang giấy không phải là điều dễ dàng. Hơn nữa, không phải mọi điều tôi trình bày ở đây đều hoàn toàn chính xác, và thậm chí còn rất nhiều điều chính xác đã bị tôi bỏ sót không đưa vào đây 8-(.
Do đó, tôi hy vọng rằng bạn, miễn là bạn đã, đang, và sinh học tập hay làm việc ở khoa CNTT, bạn có thể đóng góp vào bài viết này. Các góp ý, tranh luận, bổ sung đều được hoan nghênh gửi đến tác giả. Chắc chắn, tôi sẽ thường xuyên cập nhật tài liệu này theo thời gian. Bởi vì, việc học ở khoa CNTT sẽ rất khác đi qua các thế hệ sinh viên. Nhưng, tôi sẽ chỉ có thể làm điều này nếu nhận được sự ủng hộ từ các bạn.
Cuối cùng, chúc bạn và những người bạn thân học tốt ở khoa CNTT
ps! St

About Author

Advertisement

Đăng nhận xét

 
Top