Theo báo cáo xu hướng
việc làm do Trung tâm quốc gia dự báo và thông tin thị trường lao động (Bộ
LĐ-TB-XH) công bố trong năm nay, cơ cấu thị trường lao động Việt Nam đã có
những thay đổi nghề nghiệp trong thời gian gần đây.
Một số ngành một thời
được rất nhiều các bạn trẻ và các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm như Tài chính, ngân hàng không còn là lựa chọn số một cho mục
tiêu trong tương lai.
Công
nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt, đi kèm với đó là nhu cầu ngày càng
cao đối với các chuyên gia công nghệ. Dưới đây là những tổng hợp nhu cầu sửa dụng
nhân lực trong ngành CNTT :
Những con số đưa ra
của Viettel và FPT Software đưa ra khiến không ít người phải giật mình. Với sự
thiếu hụt nhân lực ngành CNTT như hiện nay và trong tương lai
“Viettel, FPT thiếu nhân lực!
Chỉ tính riêng Viettel Global, đơn vị
đầu tư ra nước ngoài của Viettel, đến hết năm 2014, tổng quân số đã lên tới
1.576 người, gấp 14,6 lần so với năm 2008.
Đặc biệt là theo kế hoạch đến năm 2020,
Viettel sẽ kinh doanh ở 20 nước trên thế giới, sẽ cần một nguồn nhân lực chất
lượng cao rất lớn phục vụ việc mở rộng thị trường nước ngoài.
Cũng giống như Viettel, FPT Software
hiện có 7.200 người, trong đó gần 1.000 người đang làm việc ở 19 văn phòng tại
9 quốc gia trên toàn cầu. Doanh nghiệp này cũng đặt mục tiêu đến năm 2016 sẽ có
10.000 kỹ sư và năm 2020 sẽ có 30.000 kỹ sư CNTT làm việc ở FPT Software.
Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT
Software cho hay, Việt Nam đang đứng trước cơ hội không có giới hạn trong cuộc
chơi CNTT toàn cầu, nhưng thách thức lớn nhất hiện nay là vấn đề phát triển
nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao và sử dụng được ngoại ngữ. Việt Nam cần mở
rộng quy mô đào tạo kỹ sư CNTT từ nay đến năm 2020 lên gấp 3 lần.
Chỉ riêng với kế hoạch tuyển dụng của
riêng FPT Software từ nay đến 2020 là 4.000 -10.000 kỹ sư chất lượng cao mỗi
năm, trong khi nguồn đào tạo của các trường đại học Việt Nam hiện nay là 15.000
kỹ sư CNTT mỗi năm, chắc chắn không đủ đáp ứng nhu cầu nhân lực của các doanh
nghiệp trong ngành CNTT, chưa kể đến trong 15.000 kỹ sư CNTT mới này, chỉ 1/3
đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
“
Nắm bắt được xu hướng đào tạo gắn với thực hành
và yêu cầu của doanh nghiệp. Khoa CNTT đã tạo hội nhập đổi mới chương trình phù
hợp với xu hướng phát triển. Khoa CNTT Trường Đông Đô với phương châm đào tạo.
“Nền tảng vững chắc, hội nhập và đón đầu công nghệ”
Đăng nhận xét